Đá Văn Nguyên

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Văn Nguyên
Ảnh chụp vệ tinh Đá Văn Nguyên (tháng 8 năm 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Văn Nguyên
Vị trí của đá Văn Nguyên
đá
Văn Nguyên
Vị tríBiển Đông
Tọa độ9°49′50″B 114°27′53″Đ / 9,83056°B 114,46472°Đ / 9.83056; 114.46472 (đá Văn Nguyên)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Văn Nguyên (tiếng Anh: Jones Reef; tiếng Trung: 漳溪礁; bính âm: Zhāngxī jiāo, Hán-Việt: Chương Khê tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía tây nam đá Ninh Hòa và phía đông bắc đá Phúc Sĩ.

Đá Văn Nguyên được đặt tên theo vị cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16, tức năm 1835,[1] Phạm Văn Nguyên và hải đội nhận lệnh ra Hoàng Sa. Khi trở về, ông và tùy tùng có phần chậm trễ nên phải chịu phạt. Tuy nhiên, theo châu bản triều Nguyễn, nội các đã vâng mệnh truyền dụ tha tội cho Phạm Văn Nguyên:

Cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi Hoàng Sa, khi trở về dềnh dàng quá hạn, đã có chỉ giao cho Bộ [Công] trị tội. Nhưng qua tra xét, chưa thấy có biểu hiện tư tệ. Vả lại, lần này được phái đi ra biển thực hiện công vụ chu đáo, rất đáng được dự thưởng. Duy quản viên Phạm Văn Nguyên khi trở về, có sự tự mãn, đi lại rất không hợp cách, trước đã bị cách chức, bị bắt gông. Nay giao cho Bộ xét phạt đánh đòn 80 trượng nhưng gia ân tha, cho khôi phục lại chức cũ.

— Nội các (triều Nguyễn), Châu bản triều Nguyễn, tập 54-tờ 94, ngày 13 tháng 7 năm 1835.[2]

Đá Văn Nguyên là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.

Tham khảo

  1. ^ “Một nghi lễ tri ân trên đất đảo”. Trang web Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam). 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  2. ^ Nội các (triều Nguyễn) (27 tháng 6 năm 2011). “Châu bản triều Nguyễn ngày 13 - 7 năm Minh Mệnh thứ 16 (1835)”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.

Hình ảnh

  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam
chiếm đóng
Philippines
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông
Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ
Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây
Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo
Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc
chiếm đóng
Đài Loan
chiếm đóng
Malaysia
chiếm đóng
Chưa có
nước nào
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu
Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo
Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam
Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ
Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis
Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang
Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh
Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa


Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s