Adam Kazimierz Czartoryski

Hoàng tử
Adam Kazimierz Czartoryski
Chân dung chính thức, vẽ bởi Józef Peszka, 1791
Phối ngẫuIzabella Czartoryska née Fleming
Hậu duệ
Teresa Czartoryska
Maria Anna Czartoryska
Adam Jerzy Czartoryski
Konstanty Adam Czartoryski
Zofia Czartoryska
Gabriela Czartoryska
Gia đình quý tộcCzartoryski
ChaAugust Aleksander Czartoryski
MẹMaria Zofia Sieniawska
Sinh(1734-12-01)1 tháng 12 năm 1734
Gdańsk (Danzig), Ba Lan
Mất19 tháng 3 năm 1823(1823-03-19) (88 tuổi)
Sieniawa, Ba Lan bị phân chia

Hoàng tử Adam Kazimierz Czartoryski (1 tháng 12 năm 1734 - 19 tháng 3 năm 1823) là một quý tộc[1] người Ba Lan. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà phê bình văn học và sân khấu, nhà ngôn ngữ học, nhà phiêu lưu và chính khách. Ông là một nhà bảo trợ lớn trong lĩnh vực nghệ thuật và là ứng viên thừa kế vương miện của Ba Lan. Sau một quãng thời gian học tập tại Anh, ông trở về nước vào năm 1758 và trở thành thành viên của Sejm (quốc hội), Thái tướng của Podolia và Thống chế của Tổng Liên đoàn Vương quốc Ba Lan.[2] [3]

Tiểu sử

Thời trẻ

Ông là con trai của Hoàng tử August Aleksander Czartoryski, Đốc quân của Ruthenian Voivodeship, và Maria Zofia Sieniawska. Ông kết hôn với Izabela Fleming vào ngày 18 tháng 11 năm 1761, tại Wołczyn, Ba Lan.

Sự nghiệp chính trị

Chân dung vẽ bởi Louise Élisabeth Vigée Le Brun, 1793

Dù là thành viên của Familia, nhưng vào năm 1763, ông đã từ chối trở thành ứng viên thừa kế ngôi vương của Ba Lan mà thay vào đó lựa chọn trở thành người bảo trợ cho nghệ thuật. Ông rút lui và ủng hộ việc Stanisław August Poniatowski lên ngôi.[4] Cùng với vợ, Izabela Czartoryska, ông đã tạo ra một trung tâm quan trọng của đời sống trí thức và chính trị Ba Lan tại Cung điện Czartoryski ở Puławy.

Ông phụng sự từ năm 1758 với tư cách là quân chủ của Podolia.[4] Vào năm 1765, ông trở thành người đồng sáng lập của Monitor, tờ báo định kỳ hàng đầu của thời kỳ Khai sáng Ba Lan. Năm 1766, ông cho tổ chức lại quân đội của Đại công quốc Litva.[4] Năm 1767, ông gia nhập Liên minh Radom.[4] Năm 1768, ông trở thành chỉ huy của Trường Kỵ binh (Quân đoàn Thiếu sinh quân).[4] Năm 1788-1792, ông đại diện cho Lublin tại "Quốc Hội Bốn Năm."[4]

Khi được trở lại bên nhà vua một lần nữa, ông trở thành lãnh đạo của Đảng Ái quốc và là người đồng sáng lập Ủy ban Giáo dục Quốc gia Ba Lan.[4] Ông cũng ủng hộ Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5 năm 1791, và đã được chọn để trở thành người đứng đầu phái đoàn ngoại giao đến Dresden để cố gắng thuyết phục Frederick Augustus III, Tuyển hầu tước bang Sachsen ủng hộ Khối thịnh vượng chung và chấp nhận ngôi vương của nó (sau cái chết của Poniatowski trong tương lai).[4] Khác với nhiều chính trị gia khác, ông từ chối tham gia Liên minh Targowica được thành lập nhằm hạ bệ Hiến pháp.

Ông được trao tặng Huân chương Đại bàng trắng vào ngày 25 tháng 11 năm 1764.

Czartoryski được ủng hộ để làm Thống chế của Hội nghị Sejm chuyển đổi từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6 năm 1764, và của Hội nghị Sejm bất thường từ ngày 26 đến 28 tháng 6 năm 1812, đều được tổ chức tại Warsaw.[4] Do đó, ông trở thành Thống chế của Tổng Liên đoàn Vương quốc Ba Lan.

Cung điện Czartoryski tại Puławy

Tưởng nhớ

Ông là một trong những nhân vật trong bức tranh vẽ năm 1891 của Jan Matejko, Hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791.

Giải thưởng

Đền thờ Sibyl, bảo tàng của Izabela Czartoryska tại Puławy
  • Huân chương Đại bàng trắng (25 tháng 11 năm 1764)
  • Huân chương Thánh Stanislaus
  • Huân chương Thánh Anrê (1762)
  • Huân chương Thánh Anna
  • Huân chương Lông cừu vàng (Áo) (1808)

Tác phẩm

Czartoryski là tác giả của nhiều vở hài kịch và chính kịch.[4][5] Ông cũng đã viết một bài tiểu luận phê bình về văn học Ba Lan đương đại với tên Myśli o pismach polskich [Những suy nghĩ về Văn học Ba Lan] (1810).

  • Panna na wydaniu (1771).
  • Katechizm kadecki (Giáo lý Thiếu sinh quân, 1774).
  • Kawa (Cà phê, 1779).
  • Myśli o pismach polskich (Suy nghĩ về tác phẩm của người Ba Lan, 1810).

Xem thêm

  • Adam Jerzy Czartoryski

Tham khảo

  1. ^ “Czartoryski Adam Kazimierz - Encyklopedia - Onet.pl Portal wiedzy”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2006.
  2. ^ “Adam Kazimierz, Prince Czartoryski | Polish prince”.
  3. ^ “Szkolne Schronisko Młodzieżowe w Puławach”.
  4. ^ a b c d e f g h i j Jacek Jędruch (1998). Constitutions, elections, and legislatures of Poland, 1493–1977: a guide to their history. EJJ Books. tr. 193. ISBN 978-0-7818-0637-4. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ Jan IJ. van der Meer (2002). Literary activities and attitudes in the Stanislavian age in Poland (1764-1795): a social system?. Rodopi. tr. 126. ISBN 978-90-420-0933-2. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  • x
  • t
  • s
Các nhân vật trong Thời kỳ Khai Sáng, xếp theo khu vực
Vùng dùng
tiếng Anh
Châu Mỹ La-tinh
Eugenio Espejo · José Joaquín Fernández de Lizardi · Servando Teresa de Mier · Francisco de Miranda · Simón Bolívar
Đế quốc
La Mã Thần thánh
Hungary
Ferenc Kazinczy · József Kármán · János Batsányi · Mihály Fazekas
Hà Lan
Hugo Grotius · Baruch Spinoza · Franciscus van den Enden
Ba Lan
Stanisław Leszczyński · Stanisław Konarski · Stanisław II August của Ba Lan · Ignacy Krasicki · Hugo Kołłątaj · Ignacy Potocki · Stanisław Staszic · Jan Śniadecki · Julian Ursyn Niemcewicz · Jędrzej Śniadecki
Gruzia
Sulkhan-Saba Orbeliani · David Bagrationi · Solomon Dodashvili
Hy Lạp
Adamantios Korais · Rigas Feraios · Theophilos Kairis
Nga
Pyotr I · Ekaterina II · Mikhail Lomonosov · Ivan Shuvalov · Ivan Betskoy · Ekaterina Dashkova · Nikolay Novikov · Mikhail Shcherbatov · Alexander Radishchev
Serbia
Dositej Obradović
Anh
Richard Arkwright · Jeremy Bentham · Daniel Defoe · John Dryden · Henry Fielding · Edward Gibbon · Thomas Hobbes · Samuel Johnson · John Locke · Anthony Ashley-Cooper · Isaac Newton · Thomas Paine · Beilby Porteus · Horace Walpole · John Wilkes · William Herschel · Mary Wollstonecraft · George Frideric Handel
Ai-len
Scotland
Joseph Black · James Boswell · Robert Burns · Adam Ferguson · Francis Hutcheson · David Hume · James Hutton · Henry Home · James Burnett · James Macpherson · Thomas Reid · William Robertson · Adam Smith · Dugald Stewart · George Turnbull · James Watt
Châu Âu La-tinh
Pháp
Italia
Giambattista Vico · Cesare Beccaria · Pietro Verri · Alessandro Verri · Gian Rinaldo Carli · Giuseppe Parini · Carlo Goldoni · Vittorio Alfieri · Giuseppe Baretti · Luigi Galvani · Alessandro Volta · Antonio Vivaldi · Domenico Scarlatti
Bồ Đào Nha
Sebastião de Melo, Hầu tước Pombal · João V · José I
Rumania
Ienăchiţă Văcărescu · Anton Pann · Gheorghe Şincai
Tây Ban Nha
Gaspar Melchor de Jovellanos · Leandro Fernández de Moratín · Benito J. Feijoo · Carlos III · Jorge Juan y Santacilia · Antonio de Ulloa · Bá tước Floridablanca · Francisco de Goya · Antonio Soler · Félix María de Samaniego · José de Cadalso · Juan Meléndez Valdés · Tomás de Iriarte y Oropesa · Pedro Pablo Abarca de Bolea, Bá tước Aranda
Đan Mạch - Na Uy
Ludvig Holberg · Jens Schielderup Sneedorff · Johann Friedrich Struensee · Eggert Ólafsson
Thụy Điển
Anders Chydenius · Peter Forsskål · Gustav III · Arvid Horn · Johan Henric Kellgren · Emanuel Swedenborg
Các chủ đề liên quan
Vô thần · Chủ nghĩa tư bản · Quyền tự do công dân · Tư duy phản biện (critical thinking· Thần giáo tự nhiên · Dân chủ · Chủ nghĩa duy lý · Chủ nghĩa kinh nghiệm · Chủ nghĩa tuyệt đối Khai sáng · Thị trường tự do · Haskalah · Chủ nghĩa nhân văn · Chủ nghĩa tự do · Triết học tự nhiên · Hợp lý · Lý tính · Sapere aude · Khoa học · Chủ nghĩa thế tục · Encyclopédistes · Chủ nghĩa cổ điển Đức