Cá giáp mũ

Galeaspida
Thời điểm hóa thạch: 430–400 triệu năm trước đây
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
Trung Silur tới Tiền Devon
Cá giáp mũ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Agnatha
Lớp (class)Galeaspida
Các bộ, liên bộ

Eugaleaspidiformes

Polybranchiaspidida

Cá giáp mũ hay cá khiên hình giày (danh pháp khoa học: Galeaspida) là một đơn vị phân loại đã tuyệt chủng, được đặt ở cấp lớp, chứa các dạng cá không hàm đã từng sống tại các vùng nước mặn và nước ngọt. Tên gọi khoa học của lớp có nguồn gốc từ tiếng Latinh galea để chỉ mũ [sắt], ở đây để nói tới tấm khiên bằng chất xương đồ sộ trên đầu của chúng. Galeaspida sinh sống trong các môi trường nước ngọt và mặn nhưng nông trong kỷ Silurkỷ Devon (430 - 370 Ma) ở khu vực ngày nay là Trung QuốcViệt Nam. Hình thái của chúng trông rất giống như của cá vảy lạ (Heterostraci), hơn là giống cá giáp xương (Osteostraci), chẳng hạn hiện tại vẫn chưa có chứng cứ nào cho thấy cá giáp mũ có các cặp vây. Tuy nhiên, lớp Galeaspida lại được coi là có quan hệ họ hàng gần gũi với Osteostraci hơn là với Heterostraci do hình thái của hộp sọlà tương tự như của Osteostraci thay vì như của Heterostraci.

Galeaspida có một khe hở lớn trên bề mặt phần lưng của khiên đầu, được nối liền với hầu và hốc mang. Nó có lẽ phục vụ cho cả mục đích làm cơ quan khứu giác cũng như điểm lấy nước chứa không khí hòa tan trong đó vào để thở, tương tự như các mang hầu-mũi của cá mút đá myxin. Cá giáp mũ cũng là động vật có xương sống với số lượng mang lớn nhất, với một số loài trong bộ Polybranchiaspidida (nghĩa đen là "cá giáp nhiều mang") có tới 45 lỗ mang. Cơ thể chúng được che phủ bằng các vảy nhỏ, sắp xếp thành các hàng xiên. Chúng không có các loại vây, ngoại trừ vây đuôi. Miệng và khe hở mang nằm trên mặt bụng của đầu, với phần bề mặt này là dẹt gợi ý rằng chúng là động vật ăn đáy.

Phân loại

Hiện tại, người ta biết khoảng trên 76 loài trong lớp Galeaspida, phân bố trong ít nhất 53 chi.

Nếu các họ Hanyangaspidae, Xiushuiaspidae, Dayongaspidae, Duyunoleoidae, Lungmenshanaspidae, Tridensaspidae và Nanpanaspidae có thể không được công nhận như là nhóm cá giáp mũ cơ sở thì phần còn lại của Galeaspida có thể chia ra thành 2 nhóm chính: nhóm thứ nhất là bộ Eugaleaspidiformes, bao gồm các chi MeishanaspisAnjianspis cùng các họ Galeaspidae và Eugaleaspididae, còn nhóm thứ hai là liên bộ Polybranchiaspidida, bao gồm bộ Polybranchiaspidiformes, là đơn vị phân loại có quan hệ chị em với họ Zhaotongaspididae và bộ Huananaspidiformes, và họ Geraspididae, một đơn vị phân loại có quan hệ chị em với [[Polybranchiaspidiformes + Zhaotongaspididae] + Huananaspidiformes].

Một số tác giả hạ Galeaspida xuống cấp phân lớp, và hợp nhất nó với PituriaspidaOsteostraci để tạo ra lớp Monorhina.

Thư viện ảnh

  • Dấu vết cá giáp rộng Khúc Tĩnh (Laxaspis qujingensis) tại bảo tàng Cổ động vật học Trung Quốc
    Dấu vết cá giáp rộng Khúc Tĩnh (Laxaspis qujingensis) tại bảo tàng Cổ động vật học Trung Quốc
  • Dấu vết cá hàm mạn du (Nochelaspis maeandrine) tại bảo tàng Cổ động vật học Trung Quốc
    Dấu vết cá hàm mạn du (Nochelaspis maeandrine) tại bảo tàng Cổ động vật học Trung Quốc

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

  • Pan Jiang, "New Galeaspids (Agnatha) From the Silurian and Devonian of China In English" 1992, ISBN 7-116-01025-4
  • Janvier Philippe. Early Vertebrates Oxford, New York: Nhà in Đại học Oxford, 1998. ISBN 0-19-854047-7
  • Long John A. The Rise of Fishes: 500 Million Years of Evolution Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 1996. ISBN 0-8018-5438-5
  • Galeaspida trên tolweb.org


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến động vật này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s