Cycas micholitzii

Cycas micholitzii
Tình trạng bảo tồn
CITES Phụ lục II (CITES)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Gymnospermae
Lớp (class)Cycadopsida
Bộ (ordo)Cycadales
Họ (familia)Cycadaceae
Chi (genus)Cycas
Loài (species)C. micholitzii
Danh pháp hai phần
Cycas micholitzii
Dyer, 1905

Tuế lá xẻ hay Tuế lá chẻ (Tên khoa học: Cycas micholitzii) là một loài thực vật hạt trần trong họ Cycadaceae. Loài này được Dyer mô tả khoa học đầu tiên năm 1905. Loài cây này phân bố ở Việt NamLào.[2]

Phân bố

•Quốc tế: LàoViệt Nam.

•Trong nước: Tập trung ở các tỉnh Kontum (Sa Thầy: Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Rơ Kơi), Gia Lai (KBang: Kon Hà Nừng; Cheo Reo), Đắk Lắk (Buôn Ma Thuột, Krông Bông: núi Chư Yang Sinh) và Lâm Đồng (Đơn Dương). Còn có ở Quảng Ninh (Tiên Yên, Móng Cái).

Đặc điểm

Thân hoá gỗ, chủ yếu thường nằm trong đất, hiếm khi vượt trên mặt đất tới 16 cm, dài 30 – 40 cm, đường kính 4 – 24 cm, vỏ hơi nhẵn. Lá vảy (cataphylls) có mũi nhọn ngắn, phủ lông nâu xám, sớm rụng, dài 3 – 5,5 cm, rộng 6 – 8 cm tại gốc lá. Lá thường 1 – 3, hiếm khi 6, dựng đứng với đầu uốn cong, dài 1 – 2,4 m, rộng 50 cm, có 40 – 56 lá chét giả (pinnae) ở cây trưởng thành, màu xanh sẫm, dai, các lá chét cách nhau 3,5 – 6 cm tạo với trục lá (rachis) một góc nhọn; lá chét giả ở phần giữa trục dài 23 – 26 cm, rộng 1,1 – 1,9 cm, phân đôi từ 1 tới 2 lần, gân lá nổi rõ ở mặt trên, mép thẳng hay gợn sóng. Nón đực dựng đứng, hình trụ thuôn hẹp về đỉnh, dài 15–25 cm, đường kính 3 – 5 cm, lông nhung màu vàng tươi, cuống dài 3 – 3,5 cm. Vẩy nhị dài 10 – 18 mm, rộng 8 – 10 mm, tròn hay có mũi nhọn dài 1,5 mm ở đỉnh. Nón cái nằm ngay sát mặt đất, cao 6,5 – 8,8 cm, đường kính 13 – 21 cm; vảy noãn dài 10 – 12 cm, phủ lông nhung màu vàng cam, mang 4 – 6 noãn; phiến vẩy hình thoi hoặc hình trứng, dài 5 – 9 cm, rộng 4,5 – 7 cm, mép xẻ sâu đều đặn thành 14 – 22 thuỳ nhọn bên cứng, dài 1,5 – 5 CM, thuỳ nhọn ở đỉnh lớn hơn, dài 4 – 7 cm, rộng 4 – 8 mm ở gốc. Hạt hình cầu, màu vàng khi chín, dài 19 – 23 mm, đường kính 16 – 18 mm.

Đặc tính

Nón xuất hiện tháng 3 – 4, khả năng tạo hạt tốt, hạt chín khoảng tháng 10 – 12, tái sinh từ hạt bình thường. Cây trung sinh ưa ẩm, ưa sáng, chịu lửa rừng, mọc rải rác dưới tán rừng rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp tới 400 – 500 m, hoặc phổ biến và có nhiều cá thể hơn trong nhiều loại thảm thứ sinh, từ rừng rậm hay rừng thưa nửa rụng lá cây lá rộng và tre đến trảng cây bụi và trảng cỏ.

Công dụng

Nguồn gen quí độc đáo. Dáng cây đẹp, trồng làm cảnh, thân đôi khi dùng làm thuốc.

Chú thích

  1. ^ Nguyen, H.T. (2010). “Cycas micholitzii”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T42058A10614855. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ The Plant List (2010). “Cycas micholitzii. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoài

  • Dữ liệu liên quan tới Cycas micholitzii tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Cycas micholitzii tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Cycas micholitzii tại Wikispecies


Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề Bộ Tuế này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s