FIBA

Liên đoàn bóng rổ quốc tế
Fédération Internationale de Basket-ball
Tên viết tắtFIBA
Khẩu hiệu"We are basketball"
Thành lập18 tháng 6 năm 1932
LoạiLiên đoàn thể thao
Vị trí
Vùng phục vụ
Toàn thế giới
Thành viên
215 liên đoàn quốc gia
Ngôn ngữ chính
tiếng Anhtiếng Pháp [1]
Tổng thư ký
Patrick Baumann
Chủ tịch
Horacio Muratore
Nhân vật chủ chốt
Borislav Stanković
George Vassilakopoulos
Manfred Ströher
Trang webwww.FIBA.com

Liên đoàn bóng rổ quốc tế (tiếng Pháp: Fédération Internationale de Basket-ball - FIBA) là một hiệp hội của các tổ chức quốc gia quản lý bóng rổ trên thế giới. Ban đầu được gọi là Liên đoàn bóng rổ nghiệp dư quốc tế (Fédération Internationale de Basketball Amateur), viết tắt là FIBA, năm 1989 bỏ từ Amateur của tên chính thức nhưng vẫn giữ nguyên từ viết tắt; "BA" hiện tại là hai chữ cái đầu của từ basketball.

FIBA quy định luật bóng rổ quốc tế, quy định cụ thể các thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết, quy định việc chuyển nhượng vận động viên qua các quốc gia, và kiểm soát việc bổ nhiệm trọng tài quốc tế. Hiện có tổng cộng 215 liên đoàn quốc gia thành viên, theo việc tổ chức từ năm 1989 chia thành 5 khu vực: châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Phi.

Giải bóng rổ vô địch thế giới là giải đấu cấp thế giới dành cho các đội tuyển quốc gia nam tổ chức bốn năm một lần. Các đội tuyển sẽ tranh Naismith Trophy, được đặt tên theo nhà sáng lập bóng rổ người Canada James Naismith. Giải đấu có cấu trúc tương tự nhưng không giống như FIFA World Cup của môn bóng đá; giải đấu được diễn ra cùng năm từ 1970 tới 2014, nhưng bắt đầu từ 2019, World Cup bóng rổ sẽ được chuyển sang thi đấu sau FIFA World Cup một năm. Sự kiện song song dành cho các đội tuyển nữ, Giải bóng rổ nữ vô địch thế giới, cũng được tổ chức theo chu kỳ 4 năm; từ 1986 tới 2014, được tổ chức cùng năm với sự kiện dành cho nam nhưng ở một quốc gia khác. Giải nữ sẽ tiếp tục diễn ra cùng năm với FIFA World Cup.

Năm 2009 FIBA công bố ba giải đấu mới: hai giải vô địch U-17 thế giới với 12 đội (dành cho nam và nữ) được tổ chức vào tháng 7 năm 2010, và giải vô địch thế giới các câu lạc bộ với 8 đội được tổ chức vào tháng 10 năm 2010. Tuy nhiên, Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ đã không diễn ra. Thay vào đó, FIBA tổ chức lại giải vô địch thế giới các câu lạc bộ ban đầu, FIBA Intercontinental Cup, vào năm 2013

Giải đấu FIBA toàn cầu mới nhất dành cho các đội tuyển quốc gia là giải đấu nửa sân 3x3 (ba đấu ba). Giải bóng rổ 3x3 vô địch U-18 thế giới được ra mắt năm 2011, và Giải bóng rổ 3x3 vô địch thế giới vào năm sau đó. Tất cả đều bao gồm các giải đấu riêng biệt dành cho nam, nữ và các đội hỗn hợp. Giải U-18, được tổ chức thường niên, với 32 đội ở mỗi giải. Giải vô địch thế giới 24 đội mỗi giải được tổ chức vào các năm chẵn.

Lịch sử

FIBA chia thành 5 khu vực, dựa theo châu lục.
FIBA ở Mies.

Hiệp hội được thành lập tại Geneva năm 1932, hai năm sau đó được chính thức công nhận bởi IOC. Tên ban đầu được gọi là Fédération Internationale de Basketball Amateur. Tám thành viên sáng lập là: Argentina, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Latvia, Romania, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc và Ý. Tại Thế vận hội Mùa hè 1936 tổ chức tại Berlin, Liên đoàn quyết định James Naismith (1861–1939), người sáng lập ra bóng rổ, là Chủ tịch Danh dự.

FIBA tổ chức một giải vô địch thế giới, hiện được gọi là World Cup, dành cho nam từ năm 1950 và giải vô địch thế giới nữ, hiện được gọi là World Cup nữ, từ 1953. Từ năm 1986 tới 2014, cả hai đều diễn ra bốn năm một lần, xen giữa các kỳ Olympic. Như đã đề cập ở trên, World Cup nam sẽ chuyển sang chu kỳ bốn năm mới với các giải đấu diễn ra trước Thế vận hội Mùa hè một năm kể từ sau 2014.

Năm 1989, FIBA cho phép các vận động viên chuyên nghiệp tham dự Olympic như các cầu thủ từ NBA của Hoa Kỳ. Tại thời điểm đó, Fédération Internationale de Basket-ball Amateur trở thành Fédération Internationale de Basket-ball, nhưng vẫn giữ tên viết tắt FIBA.

Trụ sở liên đoàn chuyển tới Munich năm 1956, nhưng trở lại Geneva năm 2002. Patrick Baumann hiện là Tổng thư ký FIBA.

Năm 1991, FIBA Hall of Fame được thành lập; buổi lễ đầu tiên được diễn ra vào ngày 12 tháng 9 năm 2007 trong thời gian diễn ra EuroBasket 2007. Vào lễ kỷ niệm lần thứ 81 năm 2013, FIBA chuyển tới trụ sở mới, "The House of Basketball", ở Mies.

Chủ tịch

  • 1932–1948: Leon Bouffard
    • 1932–1939: James A. Naismith (danh dự)
  • 1948–1960: Willard Greim
  • 1960–1968: Antonio dos Reis Carneiro
  • 1968–1976: Abdel Moneim Wahby
  • 1976–1984: Gonzalo Puyat II
  • 1984–1990: Robert Busnel
  • 1990–1998: George E. Killian
  • 1998–2002: Abdoulaye Seye Moreau
  • 2002–2006: Dr. Carl Men Ky Ching
  • 2006–2010: Bob Elphinston
  • 2010–2014: Yvan Mainini
  • 2014–2019: Horacio Muratore
  • 2019–nay: Hamane Niang

Tổng thư ký

  • 1932–1976: Renato William Jones
  • 1976–2002: Borislav Stanković
  • 2002–2018: Patrick Baumann
  • 2018– nay:Andreas Zagklis

Các giải đấu

Vô địch thế giới

Giải đấu FIBA World Cup Năm Olympic Năm
Nam  Tây Ban Nha (2) 2019  Hoa Kỳ (15) 2016
Nữ  Hoa Kỳ (10) 2018  Hoa Kỳ (80 2016
U-19 Nam  Hoa Kỳ (7) 2019  Argentina (1) 2018
U-19 Nữ  Hoa Kỳ (8) 2019  Hoa Kỳ (2)
U-17 Nam  Hoa Kỳ (5) 2018 N/A
U-17 Nữ  Hoa Kỳ (4) 2018 N/A
  • Thế vận hội trẻ Mùa hè là giải đấu dành cho U-19, thi đấu theo thể thức FIBA 3x3.

Vô địch châu lục

Giải FIBA châu Phi Năm FIBA châu Mỹ Năm FIBA châu Á Năm FIBA châu Âu Năm FIBA châu Đại Dương Năm
Nam  Tunisia (2) 2017  Hoa Kỳ (7) 2017  Úc (1) 2017  Slovenia (1) 2017
Nữ  Nigeria (4) 2019  Canada (3) 2017  Nhật Bản (4) 2017  Tây Ban Nha (4) 2019
U-19 Nam  Mali (1) 2018  Hoa Kỳ (9) 2018  Úc (1) 2018  Tây Ban Nha (4) 2019  New Zealand (1) 2016
U-19 Nữ  Mali (7) 2018  Hoa Kỳ (10) 2018  Trung Quốc (16) 2018  Ý (3) 2019  Úc (7) 2016
U-17 Nam  Ai Cập (4) 2019  Hoa Kỳ (6) 2019  Úc (1) 2017  Tây Ban Nha (5) 2019  Úc (5) 2017
U-17 Nữ  Mali (6) 2019  Hoa Kỳ (5) 2019  Úc (1) 2017  Nga (6) 2019  Úc (5) 2017

Vô địch 3x3 thế giới

Giải Vô địch thế giới Năm
Nam Hoa Kỳ Hoa Kỳ (1) 2019
Nữ  Trung Quốc (1) 2019
U-18 Nam Hoa Kỳ Hoa Kỳ (1) 2019
U-18 Nữ  Hoa Kỳ (4) 2019

Bảng xếp hạng FIBA thế giới

  • #1 nam:  Hoa Kỳ
  • #1 nữ:  Hoa Kỳ
  • #1 trẻ nam:  Hoa Kỳ
  • #1 trẻ nữ:  Hoa Kỳ
  • #1 tổng: Hoa Kỳ Hoa Kỳ

Tài trợ

Tham khảo

  1. ^ 2014 General Statutes of FIBA, Article 47.1

Liên kết ngoài

  • iconCổng thông tin bóng rổ
  • Website chính thức
  • History of amateur and professional basketball in Canada at Frozen Hoops
  • InterBasket – International Basketball News, Blog and Forum, covering FIBA, Euroleague, NBA
  • FIBA tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 1996)
  • x
  • t
  • s
Bóng rổ nam thế giới
  • FIBA
  • Đội tuyển quốc gia
  • World Rankings
  • Thế vận hội
  • World Cup
  • Universiade
  • U21 World Championship
  • U19 World Championship
  • U17 World Championship
  • Asia Cup
  • Asian Games
  • Stanković Cup
  • Marchand Cup
  • Diamond Ball
  • World Cup (Thổ Nhĩ Kỳ)
  • William Jones Cup
  • Acropolis Tournament
  • Adecco Ex-Yu Cup
  • Albert Schweitzer Tournament
Châu Phi
  • FIBA Africa – Africa Championship
Châu Mỹ
  • FIBA Americas – Americas Championship
Châu Á
  • FIBA Asia – Asian Championship
Châu Âu
  • FIBA Europe – EuroBasket
Châu Đại Dương
  • FIBA Oceania – Oceania Championship

Bản mẫu:Bóng rổ thế giới (Nữ)

  • x
  • t
  • s
Liên đoàn thể thao quốc tế
ASOIF (28)
Các liên đoàn
Thế vận hội
Mùa hè
  • FINA (thể thao dưới nước)
  • WA (bắn cung)
  • IAAF (điền kinh)
  • BWF (cầu lông)
  • FIBA (bóng rổ)
  • AIBA (quyền Anh)
  • ICF (canoeing)
  • UCI (xe đạp)
  • FEI (cưỡi ngựa)
  • FIE (đấu kiếm)
  • FIH (khúc côn cầu trên cỏ)
  • FIFA (bóng đá)
  • IGF (golf)
  • FIG (thể dục dụng cụ)
  • IHF (bóng ném)
  • IJF (judo)
  • UIPM (năm môn phối hợp hiện đại)
  • FISA (rowing)
  • WR (rugby)
  • WS (thuyền buồm)
  • ISSF (bắn súng)
  • ITTF (bóng bàn)
  • WTF (taekwondo)
  • ITF (quần vợt)
  • ITU (ba môn phối hợp)
  • FIVB (bóng chuyền)
  • IWF (cử tạ)
  • UWW (vật)
AIOWF (7)
Các liên đoàn
Thế vận hội
Mùa đông
  • IBU (hai môn phối hợp)
  • IBSF (bobsleigh và skeleton)
  • WCF (curling)
  • IIHF (khúc côn cầu trên băng)
  • FIL (luge)
  • ISU (trượt băng)
  • FIS (trượt tuyết)
ARISF (35)
Khác được
công nhận bởi
IOC
  • FAI (thể thao trên không)
  • IFAF (bóng bầu dục Mỹ)
  • FIA (đua ô tô)
  • FIB (bandy)
  • WBSC (bóng chày và bóng mềm)
  • FIPV (basque pelota)
  • WCBS (bi-a)
  • CMSB (boules)
  • WB (bowling)
  • WBF (bridge)
  • FIDE (cờ vua)
  • ICC (cricket)
  • WDSF (dance sport)
  • IFF (floorball)
  • WFDF (flying disc)
  • WKF (karate)
  • IKF (korfball)
  • ILSF (cứu nạn)
  • FIM (thể thao mô tô)
  • UIAA (mountaineering)
  • INF (bóng lưới)
  • IOF (orienteering)
  • FIP (polo)
  • UIM (powerboating)
  • IRF (racquetball)
  • FIRS (patin)
  • ISMF (ski mountaineering)
  • IFSC (sports climbing)
  • WSF (squash)
  • IFS (sumo)
  • ISA (lướt sóng)
  • TWIF (kéo co)
  • CMAS (thể thao dưới mặt nước)
  • IWWF (waterski và wakeboard)
  • IWUF (wushu)
Khác thuộc
SportAccord (23)
  • IAF (aikido)
  • IFBB (thể hình)
  • ICSF (casting)
  • ICU (cheer)
  • WDF (darts)
  • IDBF (thuyền rồng)
  • FMJD (draughts)
  • IFA (fistball)
  • IGF (cờ vây)
  • IFI (ice stock sport)
  • JJIF (nhu thuật)
  • FIK (kendo)
  • WAKO (kickbox)
  • FIL (lacrosse)
  • WMF (minigolf)
  • IFMA (muay Thái)
  • IPF (powerlifting)
  • FIAS (sambo)
  • FISav (savate)
  • ISTAF (sepaktakraw)
  • ISFF (sleddog)
  • ISTF (soft tennis)
  • CIPS (câu cá thể thao)
Khác (18)
  • WAF (vật tay)
  • ARI (bóng đá kiểu Úc)
  • IBA (bodyboarding)
  • PBA (bowls)
  • IFBA (broomball)
  • WCF (croquet)
  • IKF (kabaddi)
  • IMMAF (MMA)
  • IPF (padel)
  • IFP (poker)
  • IPSC (tập bắn súng)
  • IQA (quidditch)
  • IFMAR (radio-controlled racing)
  • IRF (ringette)
  • IRF (rogaining)
  • RLIF (rugby league)
  • WSSA (sport stacking)
  • ITPF (tent pegging)
  • FIT (touch football)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata