Luật Biển Việt Nam 2012

Luật Biển Việt Nam
Nhà nước Việt Nam • Quốc hội Việt Nam
Ban hànhQuốc hội Việt Nam khóa XIII
Hiệu lực1 tháng 1 năm 2013
Toàn văn phiên bản hiện hành
WikisoureLuật Biển Việt Nam
Quá trình lập pháp
  • Thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012

Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21 tháng 6 năm 2012[1]. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa được khẳng định từ Điều 1 của luật. Luật này cũng được soạn để phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Luật biển của Việt Nam được thông qua cùng ngày với việc nhà nước Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao trùm toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[2][3].

Nội dung cơ bản

  • Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
  • Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
  • Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài...
  • Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
  • Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
  • Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
  • Chương 7: Quy định về điều khoản thi hành

Phản ứng các bên

Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã triệu tập Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phản đối luật này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam phải chỉnh sửa ngay lập tức vì luật mới của Việt Nam "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc" tại Biển Đông và bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa đều là hành động "bất hợp pháp và vô căn cứ" và Luật Biển của Việt Nam "vô giá trị, không có hiệu lực" và Trung Quốc mạnh mẽ phản đối, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình, và "hành động của Việt Nam là phi pháp, vô giá trị và gây phương hại cho hoà bình và ổn định ở Biển Đông và Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia của mình[4][5].

Việt Nam cho rằng việc thông qua Luật Biển là hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông[6].

Chú thích

  1. ^ Quốc hội thông qua Luật biển Việt Nam
  2. ^ “国务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问”. Tân Hoa Xã. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ 'Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển'”. VietNamNet. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ “China opposes Vietnamese maritime law over sovereignty claim”. Tân Hoa xã. ngày 21 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ “Trung Quốc phản đối =Luật Biển Việt Nam vừa thông qua”. VOA tiếng Việt.
  6. ^ “Thông qua Luật Biển là một hoạt động lập pháp bình thường”. báo Dân trí.

Liên kết ngoài

  • Toàn văn Luật Biển Việt Nam, Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam
  • Tập tin văn bản Luật Biển Việt Nam Lưu trữ 2018-06-18 tại Wayback Machine trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ
  • Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển Việt Nam., Vietnamnet
  • Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam của Dương Danh Huy nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông., BBC tiếng Việt
  • Việt Nam đã chuyển thông điệp quan trọng qua Luật Biển: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển. Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển đảo bằng các biện pháp hòa bình.", Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. VnExpress
  • Vietnam's maritime claim 'will harm ties', Trung Quốc Nhật báo
  • Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc
  • 郁志荣:必须遏制住越南的嚣张气焰 Lưu trữ 2012-06-27 tại Wayback Machine, mạng Hoàn Cầu
  • x
  • t
  • s
Hiến pháp, Luật, Bộ luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiến pháp
Bộ luật
Dân sự · Hàng hải · Hình sự · Lao động · Tố tụng dân sự · Tố tụng hình sự
Luật
An ninh Quốc gia · An toàn thực phẩm · Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân · Báo chí · Bảo hiểm xã hội · Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em · Bảo vệ và phát triển rừng · Bầu cử Đại biểu Quốc hội · Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân · Biên giới Quốc gia · Biển  · Bình đẳng giới · Cạnh tranh · Cán bộ, công chức · Công nghệ thông tin · Cư trú · Dân quân tự vệ · Dầu khí · Doanh nghiệp · Doanh nghiệp nhà nước · Di sản văn hóa · Đất đai · Đặc xá · Điện lực · Giao thông đường bộ · Giao thông đường thủy nội địa · Hải quan · Hàng không dân dụng · Hoạt động giám sát của Quốc hội · Hôn nhân và gia đình · Hợp tác xã · Kế toán · Khiếu nại tố cáo · Khoa học và Công nghệ · Khoáng sản · Kinh doanh bảo hiểm · Luật sư · Mặt trận tổ quốc · Ngân hàng Nhà nước · Ngân sách Nhà nước · Người khuyết tật · Phá sản · Phòng cháy và chữa cháy · Phòng, chống ma túy  · Phòng, chống bạo hành · Quốc tịch  · Sĩ quan Quân đội nhân dân · Sở hữu trí tuệ · Bầu cử Đại biểu Quốc hội · Giáo dục · Tài nguyên nước · Thanh tra · Thi đua, Khen thưởng · Thống kê · Thuế Chuyển quyền sử dụng Đất · Thuế thu nhập doanh nghiệp · Thủy sản · Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật · Tổ chức Chính phủ · Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân · Tổ chức Quốc hội · Tổ chức tín dụng · Tổ chức Tòa án nhân dân · Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân · Xây dựng · Xuất bản
  • x
  • t
  • s
Luật của Việt Nam được ban hành năm 2012
  • Bộ luật Lao động 2012
  • Luật Thủ đô 2012
  • Luật Hợp tác xã 2012
  • Luật Dự trữ quốc gia 2012
  • Luật Xuất bản 2012
  • Luật Biển Việt Nam 2012
  • Luật Tài nguyên nước 2012
  • Luật Quảng cáo 2012
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
  • Luật Giám định tư pháp 2012
  • Luật Công đoàn 2012
  • Luật Giá 2012
  • Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012
  • Luật Phòng, chống rửa tiền 2012
  • Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
  • Luật Giáo dục đại học 2012
« 2011 → 2012 → 2013 »