Văn hóa Andronovo

Sự phân bố của văn hóa Andronovo. Mày đỏ sẫm là hệ tầng Sintashta-Petrovka-Arkaim. Màu tím là các nơi mai táng, trong đó phát hiện các cỗ xe gia súc kéo với nan hoa tại các bánh[1]. Màu xanh lục là các văn hóa cận kề (văn hóa Afanasevo, văn hóa Srubna, văn hóa Bactria-Margiana).
Một phần của loạt bài viết về
Các chủ đề Ấn-Âu

  • Danh sách các ngôn ngữ Ấn-Âu

Hiện được nói
Tuyệt chủng

Phục dựng

Giả thuyết
  • Tiếng Daco-Thracia
  • Tiếng Hy Lạp-Armenia
  • Tiếng Hy Lạp-Arya
  • Tiếng Hy Lạp-Phrygia
  • Tiếng Ấn-Hitti
  • Tiếng gốc Ý-Celt
  • Tiếng Thraco-Illyria

Ngữ pháp
  • Từ vựng
  • Vốn từ
  • Động từ
  • Danh từ
  • Đại từ
  • Số đếm
  • Tiểu từ

Khác
  • Tiếng Albania nguyên thủy
  • Tiếng Tiểu Á nguyên thủy
  • Tiếng Armenia nguyên thủy
  • Tiếng German nguyên thủy (Tiếng Bắc Âu nguyên thủy)
  • Tiếng Celt nguyên thủy
  • Tiếng Italy nguyên thủy
  • Tiếng Hy Lạp nguyên thủy
  • Tiếng Balt-Slav nguyên thủy (Tiếng Slav nguyên thủy)
  • Tiếng Ấn-Iran nguyên thủy (Tiếng Iran nguyên thủy)
Bác ngữ học
Nguồn gốc
  • Các giả thuyết Urheimat Ấn-Âu nguyên thủy
  • Người Proto-Ấn-Âu
  • Xã hội
  • Tôn giáo

Được ủng hộ

Giả thuyết bên lề
  • Giả thuyết Tiểu Á
  • Giả thuyết Armenia
  • Giả thuyết Beech
  • Giả thuyết Arya bản địa
  • Giả thuyết quê nhà Balt
  • Giả thuyết Liên tục thời kỳ Đồ đá Cũ
Khảo cổ
Thời đại đồ đồng đá

Thảo nguyên Pontus

Kavkaz

  • Maykop

Đông Á

Đông Âu

  • Usatovo
  • Cernavodă
  • Cucuteni

Bắc Âu

  • Corded ware
    • Baden
    • Trung Dnieper

Thời đại đồ đồng

Thảo nguyên Pontus

Thảo nguyên Bắc/Đông

Châu Âu

  • Globular Amphora
  • Corded ware
  • Beaker
  • Unetice
  • Trzciniec
  • Thời đại đồ đồng Bắc Âu
  • Terramare
  • Tumulus
  • Urnfield
  • Lusatia

Nam Á

  • BMAC
  • Yaz
  • Mộ Gandhara

Thời đại đồ sắt

Thảo nguyên

  • Chernoles

Châu Âu

  • Thraco-Cimmeria
  • Hallstatt
  • Jastorf

Kavkaz

  • Colchia

Ấn Độ

  • Painted Grey Ware
  • Northern Black Polished Ware
Con người và xã hội
Thời đại đồ đồng
Thời kỳ đồ sắt

Người Ấn-Arya

Người Iran

Đông Á

Châu Âu

Trung Cổ

Đông Á

Châu Âu

  • Nguồn gốc dân tộc Albania
  • Người Balt
  • Người Slav sớm
  • Người Bắc Âu/Người Scandinavia Trung Cổ
  • Châu Âu Trung Cổ

Ấn-Arya

  • Ấn Độ thời Trung cổ

Iran

  • Đại Ba Tư
Tôn giáo và thần thoại
Phục dựng
  • Thần thoại Proto-Ấn-Âu
  • Tôn giáo Proto-Ấn-Iran
  • Tôn giáo Iran cổ

Lịch sử
  • Thần thoại Hitti

Ấn-Arya

Iran

  • Thần thoại Ba Tư
  • Thần thoại Kurd
  • Tôn giáo Scythia
    • Thần thoại Ossetia

Khác

  • Thần thoại Armenia

Châu Âu

  • Tôn giáo Cổ-Balkan (Tín ngưỡng dân gian Albania · Thần thoại Illyria · Tôn giáo Thracia · Tôn giáo Dacia)
  • Tôn giáo Hy Lạp cổ
  • Tôn giáo La Mã cổ
  • Đa thần giáo Celt
    • Thần thoại Ireland
    • Thần thoại Scots
    • Thần thoại Breton
    • Thần thoại Wales
    • Thần thoại Cornwall
  • Ngoại giáo German
    • Ngoại giáo Anglo-Saxon
    • Thần thoại German Lục địa
    • Tôn giáo Bắc Âu
  • Thần thoại Balt
    • Thần thoại Latvia
    • Tôn giáo Litva
  • Ngoại giáo Slav
Các tập tục
Ấn-Âu học
Các học giả
  • Marija Gimbutas
  • J. P. Mallory
Viện nghiên cứu
  • Copenhagen Studies in Indo-European
Sách báo khoa học
  • Encyclopedia of Indo-European Culture
  • The Horse, the Wheel, and Language
  • Journal of Indo-European Studies
  • Indogermanisches etymologisches Wörterbuch
  • Indo-European Etymological Dictionary
  • x
  • t
  • s
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Nga
Coat of arms of Russia
Thời kỳ
Buổi đầu lịch sử  • Cổ đại  • Tiền Slav
Người Rus' Trước thế kỷ 9
    Hãn quốc Rus'
    Arthania
    Garðaríki

879–1240: Rus cổ đại
  • Ryurik • Kitô giáo hóa ở Kiev Rus' • Russkaya Pravda
Novgorod Land 882–1136
Công quốc Polotsk 987–1397
Công quốc Chernigov 988–1402
Công quốc Vladimir-Suzdal 1093–1157
    danh sách đầy đủ...

1240–1480: Phong kiến Rus
Cộng hoà Novgorod 1136–1478
Công quốc Vladimir-Suzdal 1157–1331
Đại công quốc Moskva 1263–1547
    danh sách đầy đủ...

1480–1917: Nga Hoàng
Sa quốc Nga 1547–1721
Đế quốc Nga 1721–1917
     Mỹ thuộc Nga 1799–1867
     Đại công quốc Phần Lan 1809–1917
     Vương quốc Lập hiến Ba Lan 1867–1915
     Mãn Châu Nga 1900–1905
     Uryankhay Krai 1914–1921

1917–1923: Cách mạng Nga
Cộng hòa Nga 1917–1918
     Tổng thư ký Ukraina 1917–1918
Nga SFSR 1917–1922
     Ukraina SFSR 1919–1922
     Byelorussia SFSR 1920–1922
     Transcaucasian SFSR 1922–1922
Quốc gia Nga 1918–1920
     Priamurye 1921–1923
    danh sách đầy đủ...

Liên Xô 1922–1991
     Nga SFSR 1922–1991
     Karelia–Phần Lan SSR1940–1956
        danh sách đầy đủ...
Tannu Tuva1921–1944

1991–nay: Nga hiện đại
Liên bang Nga 1991–hiện tại
     Tatarstan 1994–hiện tại
     Chechnya 2000hiện tại
     Cộng hòa Krym 2014hiện tại
        danh sách đầy đủ...
860–1721 • 1721–1796 • 1796–1855
1855–1892 • 1894–1917 • 1917–1927
1927–1953 • 1953–1964 • 1964–1982
1982–1991 • 1991–hiện tại
  • x
  • t
  • s

Văn hóa Andronovo là tên gọi chung của một nhóm các văn hóa khảo cổ gần gũi thuộc thời đại đồ đồng, diễn ra trong khoảng từ 2300 tới 1000 TCN tại Tây Siberi, phía tây của Trung Á, Nam Ural. Tên gọi có nguồn gốc từ làng Andronovo (55°53′B 55°42′Đ / 55,883°B 55,7°Đ / 55.883; 55.700) gần Achinsk, nơi vào năm 1914 lần đầu tiên người ta phát hiện được các mộ táng thuộc văn hóa này.

Văn hóa Andronovo được nhà khảo cổ học Nga Sergey Aleksandrovich Teploukhov xác định năm 1927. Các nghiên cứu cũng được nhà khảo cổ Konstantin Vladimirovich Salnikov thực hiện và năm 1948 ông đã đề xuất phân loại đầu tiên cho các di chỉ của văn hóa này. Ông chia văn hóa này thành 3 giai đoạn là: Fedorovo, Alakul và Zamaraev.

Ngày nay trong thành phần của văn hóa Andronovo người ta chia ra là ít nhất 4 văn hóa có quan hệ họ hàng:

  • Sintashta-Petrovka-Arkaim (Nam Ural, bắc Kazakhstan, 2200-1600 TCN,
    • Khu dân cư được tăng cường gia cố Sintashta ở tỉnh Chelyabinsk, có niên đại 1800 TCN;
    • Khu dân cư Arkaim, cũng trong tỉnh Chelyabinsk, có niên đại 1700 TCN;
  • Alakul (2100-1400 TCN), trong khu vực giữa các sông Amu DaryaSyr Darya, sa mạc Kyzyl Kum;
    • Alekseyevka (1300-1100 TCN) ở miền đông Kazakhstan, có tiếp xúc với Namazga-Tepe VI tại Turkmenistan.
    • Thung lũng Ingal ở miền nam tỉnh Tyumen, trong đó các di chỉ của các văn hóa Alakul, Fedorovo và Sargat xen kẽ lẫn nhau[2][3].
  • Fedorovo (1500-1300 TCN) ở Nam Siberi (lần đầu tiên bắt gặp sự hỏa táng và thờ cúng lửa)[4];

Phổ biến

Văn hóa Andronovo phát triển trên cơ sở văn hóa Yamna. Sự phổ biến của văn hóa Andronovo diễn ra không đồng đều. Ở phía tây nó tiến tới khu vực sông Uralsông Volga, nơi có sự tiếp xúc với văn hóa Srubna. Ở phía đông văn hóa Andronovo phổ biến tới khu vực bồn địa Minusinsk, một phần chồng lên vùng lãnh thổ của văn hóa Afanasevo có sớm hơn[5]. Ở phía nam một số di chỉ riêng rẽ được phát hiện tại khu vực sơn hệ Kopetdag (Turkmenistan), Pamir (Tajikistan) và Thiên Sơn (Kyrgyzstan) - trong khu vực cư trú của các bộ lạc Dravida[6]. Ranh giới phía bắc của văn hóa Andronovo trùng với ranh giới khu vực rừng taiga. Trong lưu vực sông Volga thì ảnh hưởng rõ nét của văn hóa Srubna được cảm nhận thấy. Kiểu đồ gốm của văn hóa Fedorovo được phát hiện trong khu vực Volgograd.

Lối sống

Nhà ở là dạng nhà nửa chìm trong đất với mái bằng đất và các túp lều bằng gỗ tròn trên mặt đất. Một vài điểm dân cư (chẳng hạn các điểm dân cư trong khu vực Petrovka và Bogolyubovo) được bao quanh bằng hào rãnh và các ụ đất bảo vệ, với đất để dắp lấy từ việc đào hào rãnh. Trên đỉnh các ụ đất người ta dựng lên hàng rào bằng gỗ. Để có lối đi vào bên trong người ta bắc các thanh ngang qua hào, còn tại các ụ đất thì người ta làm cổng để cho xe đi vào.

Người ta chôn cất người chết trong các lỗ (hiếm khi sâu tới 3 m[7]) có ụ đá đắp lên, đôi khi được bao quanh bằng hàng rào tròn làm từ các phiến đá. Cũng bắt gặp các mộ táng với gỗ dùng ốp mặt. Người chết được đặt trong tư thế nằm nghiêng, hai tay đặt trước mặt, chủ yếu đặt theo hướng tây nam-đông bắc[7]. Trong các ngôi mộ người ta tìm thấy các mũi tên bằng đá phiến silic, công cụ và vũ khí bằng đồng thiếc, đồ trang sức, đồ gốm, cũng như xương cừu, bò, ngựa[7].

Các loại gia súc chính là ngựa, cũng như cừu, đã thuần hóa. Tồn tại việc canh tác nông nghiệp nguyên thủy.

Người của văn hóa Andronovo có kỹ năng luyện kim. Họ khai thác các mỏ quặng đồng trong khu vực dãy núi Altay, cũng như tại Kazakhstan.

Văn hóa Andronovo và người Ấn-Iran

Các văn hóa khảo cổ, thường gắn với sự di cư của người Ấn-Iran (theo Encyclopedia of Indo-European Cultures). Gắn liền thường xuyên hơn cả với các bộ tộc này là văn hóa Andronovo, Margiana và văn hóa Yaz. Các văn hóa Mộ địa H, Kho đồng, Gandhara (Swāt) và Gốm sơn xám thường được coi là hậu duệ của các văn hóa Tiền Ấn-Âu địa phương.

Văn hóa Andronovo, theo quy tắc, ứng với người Ấn-Iran thời kỳ đầu. Nó cũng gắn liền với sự phát minh ra các bánh xe với nan hoa cho xe được gia súc kéo vào khoảng 2000 TCN[1].

Di chỉ khảo cổ Sintashta được phát hiện tại thượng nguồn sông Ural. Các ngôi mộ nằm trong các gò mộ và bao gồm (đầy đủ hay một phần) di cốt gia súc (ngựa, chó). Trong các ngôi mộ người ta cũng phát hiện các xe do gia súc kéo. Sintashta được coi là di chỉ Tiền Ấn-Iran đầu tiên, và được những người, dường như là nói thứ tiếng Tiền Ấn-Iran, tạo ra[5]. Cũng tồn tại các di chỉ tương tự trên vùng thảo nguyên Ural-Volga[8]. Người ta đã tái tạo 2 kiểu cỗ xe: các xe tải nặng với bánh xe nguyên khối và các xe nhẹ một trục có bánh với nan hoa[9].

Một loạt các nhà khoa học phủ nhận việc cho rằng văn hóa Andronovo có các đặc điểm chung Ấn-Iran. Người ta đưa ra các lý lẽ sau:

  • Trong vùng thảo nguyên phía nam sông Amu Darya hoàn toàn thiếu vắng các mộ táng đặc trưng cho văn hóa Andronovo với việc sử dụng lớp ốp mặt bằng gỗ[10].
  • Klejn (1974) và Brentjes (1981) lưu ý rằng văn hóa Andronovo là quá muộn, để có thể là khởi đầu cho sự phổ biến của người Arya có sử dụng xe gia súc kéo tới Mitanni vào khoảng thế kỷ 15-16 TCN. Từ phía khác, Anthony và Vinogradov (1995) [1] lại xác định niên đại các xe do gia súc kéo trong mộ táng ở khu vực hồ Kryvoe (tỉnh Chelyabinsk) là khoảng 2000 TCN.
  • Mallory[5][8] (được trích dẫn trong Bryant, 2001, trang 216[11]) chỉ ra sự phức tạp cao của sự mở rộng từ Andronovo tới miền bắc Ấn Độ và rằng các cố gắng kết nối người Ấn-Arya tới các di chỉ của các văn hóa Beshkent và Vakhsh "chỉ đưa người Ấn-Iran tới Trung Á, nhưng không xa tới chỗ của người Media, Ba Tư hay Ấn-Arya".

Một giả thuyết khác về ngôn ngữ của văn hóa Andronovo có thể là tiếng Burushaski (hiện nay được nói tại Kasmir) hay tiếng Ĥapirti (ʕelamitic), thời cổ đại được nói tại Ĥuzistan.

Các văn hóa kế tiếp

Văn hóa Sintashta-Petrovka được thay đổi bằng văn hóa Fedorovo (1400-1200 TCN) và văn hóa Alekseyevka (1200-1000 TCN), cũng được coi là thuộc về tầng văn hóa Andronovo.

Tại Nam Siberi và Kazakhstan văn hóa Andronovo dần dần bị thay thế bằng văn hóa Karasuk (1500-800 TCN), đôi khi được coi là của người không phải Ấn-Âu, đôi khi được coi là của người Tiền Iran. Tại biên giới phía tây văn hóa Andronovo bị thay thế bằng văn hóa Srubna, mà đối với nó thì văn hóa Abashevo cũng có ảnh hưởng nhất định.

Cư dân lịch sử đầu tiên của vùng lãnh thổ này là người Cimmeria và người Saka/người Scythia, được đề cập tới trong các biên niên sử Assyria sau sự suy thoái của văn hóa Alekseyevka. Trong thế kỷ 9 TCN các bộ lạc này bắt đầu di cư vào vùng lãnh thổ ngày nay là Ukraina (xem thêm Ngẫu tượng Ukraina), trong cuối thế kỷ 8 TCN đã vượt qua Kavkaz và tiến tới Anatolia và Assyria. Họ cũng có thể cũng di cư về phía tây như là người Thracia (một tộc người cũng có thể có nguồn gốc Cimmeria) và người Sigynnae, được Herodotus[12] cho là sinh sống vượt qua hữu ngạn phần hạ du sông Donau, ở phía bắc vùng lãnh thổ của người Thracia và bởi Strabo[13] là gần biển Caspi. Herodotus cùng Strabo cũng ghi chép rằng các bộ lạc này có nguồn gốc Iran.

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Trung tâm nghiên cứu các bộ lạc Á-Âu Lưu trữ 2020-02-05 tại Wayback Machine (csen.org)
    • Người Ấn-Iran Hậu đồ đồng tại Trung Á Lưu trữ 2019-02-28 tại Wayback Machine
    • Văn hóa Sintashta-Arkaim Lưu trữ 2019-02-28 tại Wayback Machine
  • Các môtíp cổ đại trong đồ thêu dân gian Bắc Nga và sự tương đồng trong các họa tiết trang trí cổ đại của các dân tộc thảo nguyên Á-Âu S. Zharnikova.

Tham khảo

  • Киселёв С. В. chương III (Андроновская эпоха - Kỷ nguyên Andronovo), tr. 40-59 trong Древняя история Южной Сибири (Lịch sử cổ đại Nam Siberi), Moskva-Leningrad, 1949, 364 trang.
  • Черников С. С. Восточный Казахстан в эпоху бронзы (Đông Kazakhstan trong thời đại đồ đồng), 278 trang, Moskva, 1960.
  • Сальников К. В. phần 3 (Племена Андроновской культуры - Các bộ lạc của Văn hóa Andronovo, tr. 241-352) trong Очерки древней истории Южного Урала (Toát yếu về lịch sử cổ đại Nam Ural), Nauka, Moskva, 1967, 408 trang.
  • Смирнов К. Ф., Кузьмина Е. Е., Происхождение индоевропейцев в свете новейших археологических открытий (Nguồn gốc người Ấn-Âu trong ánh sáng của các phát hiện khảo cổ mới nhất). Moskva, 1977.
  • Потемкина Т. М. Бронзовый век лесостепного Притоболья (Thời đại đồ đồng của Pritobol thảo nguyên rừng). Moskva, 1985.
  • Кузьмина Е. Е. Древнейшие скотоводы от Урала до Тянь-Шаня (Những người chăn thả gia súc cổ đại nhất từ Ural tới Thiên Sơn). Phrunze, 1986.
  • Mallory J. P. (1989), In Search of the Indo-Europeans: Language, Archaeology, and Myth, London: Thames & Hudson, 288 trang, ISBN 0-500-05052-X.
  • Jones-Bley K.; Zdanovich D. G. (chủ biên), Complex Societies of Central Eurasia from the 3rd to the 1st Millennium BC, 2 quyển, JIES Monograph Series số 45-46, Washington D.C. (2002), ISBN 0-941694-83-6, ISBN 0-941694-86-0.

Ghi chú

  1. ^ a b c Anthony David; Vinogradov Nikolai (1995), "Birth of the Chariot", Archaeology 48 (2): 36–41.
  2. ^ Спицына Л. Зов веков”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ Матвеев А. Снова об Ингальской долине”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2009.
  4. ^ Diakonoff Igor M. (1995), "Two Recent Studies of Indo-Iranian Origins", Journal of the American Oriental Society, 115 (3): 473–477, doi:10.2307/606224
  5. ^ a b c Mallory J. P. (1989), In Search of the Indo-Europeans: Language, Archaeology, and Myth, London: Thames & Hudson
  6. ^ Камолиддин Ш. С. К вопросу об этногенезе узбекского народа
  7. ^ a b c Теплоухов С. А. Опыт классификации древних металлических культур Минусинского края (Thử nghiệm phân loại các văn hóa luyện kim cổ đại của vùng Minusinsk) trong tuyển tập: Материалы по этнографии (Các tài liệu về dân tộc học). Phòng Dân tộc học của Bảo tàng quốc gia Nga, quyển 4, tái bản lần 2, Leningrad, 1929.
  8. ^ a b Mallory J. P. (1997), Andronovo Culture, Encyclopedia of Indo-European Culture, Fitzroy Dearborn.
  9. ^ Кузьмина Е. Е. Откуда пришли индоарии (Người Ấn-Arya từ đâu tới). Moskva, 1994.
  10. ^ Fussman G.; Kellens J.; Francfort H. -P.; Tremblay X.: Aryas, Aryens et Iraniens en Asie Centrale. (2005), Institut Civilisation Indienne ISBN 2-86803-072-6
  11. ^ Bryant Edwin (2001), The Quest for the Origins of Vedic Culture: The Indo-Aryan Migration Debate, Nhà in Đại học Oxford, ISBN 0195137779.
  12. ^ Herodotus, Historie, quyển V
  13. ^ Strabo, Geographica, quyển XI, phần VIII.1