Sihathor

Sihathor
Sahathor, Menuazra[1]
Tên của Sihathor trên cuộn giấy cói Turin (hàng thứ hai từ cuối trang)
Tên của Sihathor trên cuộn giấy cói Turin (hàng thứ hai từ cuối trang)
Pharaon
Vương triềuít hơn một năm, "[...] tháng và 3 ngày" như là một đồng nhiếp chính với Neferhotep I[1] (Vương triều thứ 13)
Nhiếp chínhNeferhotep I
Tiên vươngNeferhotep I
Kế vịSobekhotep IV
Tên ngai (Praenomen)
Ra Sihathor
(Rˁ)-s3-Ḥtḥr
Ra, người con trai của Hathor
M23
t
L2
t
<
raHwtt
pr
G5G7G38Z1G7
>
Tên riêng
Menwadjre
Mn-w3ḏ-Rˁ
Ra, sự thịnh vượng của ngài là mãi mãi
G39N5<
N5mnwAD
>
ChaHaankhef
MẹKemi
Chôn cấtdường như là ở Abydos nằm gần với của những người anh em của ông

Menwadjre Sihathor là một vị vua sớm nở chóng tàn thuộc vương triều thứ 13 trong giai đoạn cuối của thời kỳ Trung Vương Quốc. Sihathor có thể chưa bao giờ có được một triều đại độc lập, có thể chỉ cai trị như là một đồng nhiếp chính trong một vài tháng với người anh trai Neferhotep I. Theo nhà Ai Cập học Kim Ryholt, Sihathor qua đời vào năm 1733 TCN[2] trong khi Detlef Franke xác định triều đại ngắn ngủi của ông là vào năm 1694 TCN.[3] Ngôi mộ của ông dường như là một ngôi mộ chưa hoàn thành nằm giữa các ngôi mộ của những người anh trai của ông là S9 và S10, ở Abydos.

Chứng thực

Theo như lần đọc mới gần đây nhất cuộn giấy cói Turin bởi Ryholt, Sihathor được ghi lại tại cột thứ 7, dòng thứ 26 (theo Gardiner là cột thứ 6, hàng thứ 26).[2] Sihathor được chứng thực trên hai bức tượng đến từ khu điện thờ Hekaib ở Elephantine như là một "Người con trai của đức vua", ở đây nó là một tước hiệu danh dự chỉ dẫn tới việc người anh trai của ông Neferhotep I đang là vua.[2] Hai bản khắc đá đến từ Philae và đảo Sehel tiếp đó còn đề cập tới việc Sihathor là một người em trai của Neferhotep I.[2] Theo Ryholt và Stephen Quirke, Sihathor còn được chứng thực như là một vị vua trên một con dấu trụ lăn bằng đá steatite, ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie (UC1157), và một hạt hột không rõ nguồn gốc, ngày nay nằm tại bảo tàng Brooklyn.[1][2][4] Một vài con dấu khác đề cập tới người con trai của đức vua Sihathor cũng được biết đến, nhưng Ryholt kết luận rẳng chúng có thể phù hợp với một Sihathor khác.[2] Cuối cùng, Vivian Davies chỉ ra sự tồn tại của một bức tượng thuộc về Sihathor được tạo ra sau khi ông qua đời và tại đó ông chỉ được nhận tước hiệu "Người con trai của đức vua".[5]

Gia đình

Các con dấu hình bọ hung thuộc về "Người giữ ấn của hoàng gia, người cha thần thánh Haankhef", cha của Sihathor, và "Công chúa, Người con gái thần thánh Kema", con gái của Neferhotep, cháu gái của Sihathor.[6]

Gia đình của Sihathor được biết rõ nhờ vào những bản khắc đá ở Philae và Sehel được tạo ra theo lệnh của người anh trai ông là Neferhotep I. Nhờ vậy mà chúng ta biết được người cha của Sihathor có tên là Haankhef, mẹ của ông là Kemi và những người anh em của ông là Neferhotep I và Sobekhotep IV, người sau này cũng đã kế vị ngai vàng.[2]

Lăng mộ

Nhà Ai Cập học và khảo cổ học Josef W. Wegner thuộc trường đại học Pennsylvania đã chỉ huy nhiều cuộc khai quật lăng mộ và khu phức hợp mai táng của Senusret IIIAbydos cũng như là khu nghĩa địa xung quanh. Khu nghĩa địa được phát hiện này bao gồm các lăng mộ hoàng gia có niên đại từ Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai cũng như là từ giai đoạn cuối của thời kỳ Trung Vương quốc trước đó. Đặc biệt là hai ngôi mộ lớn, S9 và S10 mà ngày nay được cho là thuộc về những vị pharaon anh em của Sihathor, Neferhotep ISobekhotep IV. Quả thực, các bằng chứng thu thập được từ những ngôi mộ xung quanh tiết lộ rằng một vị vua Sobekhotep đã được an táng ở S10, người này chắc hẳn phải là Sobekhotep IV nhờ vào kích thước của ngôi mộ, niên đại tổng quát và vị trí của nó ở Abydos. Do đó, S9 dường như là thuộc về Neferhotep I.[7][8]

Những kết luận này có vai trò quyết định trong việc xác định lăng mộ của Sihathor, vì quả thực Wegner đã tìm ra một ngôi mộ hoàng gia chưa được hoàn thành nằm sát cạnh phía đông bắc của S10, phía đông của S9. Theo ông ta, vị trị của nó cho thấy một điều rất chắc chắn rằng nó đã được dự định dành cho người thừa kế được lựa chọn của Neferhotep đó là Sihathor. Địa điểm chôn cất này dường như đã bị bỏ hoang vào thời điểm người chủ nhân theo dự tính của nó qua đời, cỗ quan tài khổng lồ bằng đá granite của nó đã được tái sử dụng vào giai đoạn sau này, trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai đầy hỗn loạn.[9]

Chú thích

  1. ^ a b c Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 430
  2. ^ a b c d e f g K.S.B. Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, excerpts available online here
  3. ^ Thomas Schneider: The Relative Chronology of the Middle Kingdom and the Hyksos Period (Dyns. 12–17), in: Erik Hornung, Rolf Krauss, David A. Warburton (editors): Ancient Egyptian Chronology (= Handbook of Oriental studies. Section One. The Near and Middle East. vol 83). Brill, Leiden/Boston 2006, ISBN 978-90-04-11385-5, pp. 168–196.
  4. ^ Picture of the cylinder seal[liên kết hỏng]
  5. ^ Vivian Davies: A Statue of the King's Son, Sahathor, from Thebes, in: Stationen Beiträge zur Kulturgeschichte Ägyptens Rainer Stadelmann editor, Heike Guksch, Daniel Polz, pp. 177 - 179, ISBN 3-8053-2526-6
  6. ^ Flinders Petrie: Scarabs and cylinders with names (1917), available copyright-free here, pl. XVIII
  7. ^ Wegner, Josef W. (2015). “A royal necropolis at south Abydos: New Light on Egypt's Second Intermediate Period”. Near Eastern Archaeology. 78 (2): 68–78.
  8. ^ Wegner, J.; Cahail, K. (2015). “Royal Funerary Equipment of a King Sobekhotep at South Abydos: Evidence for the Tombs of Sobekhotep IV and Neferhotep I?”. JARCE. 15: 123–164.
  9. ^ Josef W. Wegner, lecture at the University of Chicago Oriental Institute. On Youtube The Pharaohs of Anubis-Mountain, ngày 28 tháng 10 năm 2015.
Tiền nhiệm
Neferhotep I
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Ba
Kế nhiệm
Sobekhotep IV
  • x
  • t
  • s

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tiền Vương triều
(trước năm 3150 TCN)
Hạ
Thượng
Sơ triều đại
(3150–2686 TCN)
I
II
Cổ Vương quốc
(2686–2181 TCN)
III
IV
V
VI
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất
(2181–2040 TCN)

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Trung Vương quốc
(2040–1802 TCN)
XI
Nubia
XII
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai
(1802–1550 TCN)
XIII
XIV
XV
XVI
Abydos
XVII

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Tân Vương quốc
(1550–1070 TCN)
XVIII
XIX
XX
Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba
(1069–664 TCN)
XXI
XXII
XXIII
XXIV
XXV

Thời kỳ

Vương triều

  • Pharaon (nam
  • nữ ♀)
  • không chắc chắn
Hậu nguyên
(664–332 TCN)
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
Thuộc Hy Lạp
(332–30 TCN)
Argead
Ptolemaios